Probiotics có thể mang tới nhiều tác dụng như cải thiện tiêu hóa, tốt cho da...
6 lợi ích của probiotics đã được khoa học chứng minh
Những tác dụng nổi bật của probiotics với cơ thể của bạn
Làm thế nào để biết bạn đang bổ sung probiotic hiệu quả?
Những lợi ích không ngờ của lợi khuẩn với sức khỏe của trẻ
Thời gian để probiotics bắt đầu phát huy tác dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như tình trạng sức khỏe, các chủng probiotics bạn đang bổ sung… Ngoài ra, tùy vào mục đích bổ sung mà thời gian các sản phẩm probiotics bắt đầu có tác dụng cũng khác nhau.
Khắc phục tình trạng tiêu chảy
Theo một nghiên cứu năm 2010, các nhà khoa học đã tiến hành tổng hợp 63 nghiên cứu khác nhau về tác động của việc bổ sung probiotics trong trường hợp người dùng bị tiêu chảy cấp. Kết quả cho thấy, một số người tham gia đã khắc phục được tình trạng này nhanh chóng sau khoảng 2 ngày.
Một nghiên cứu khác của Ý cũng cho kết quả tích cực khi 60 người tham gia nhiễm H. pylori (vi khuẩn gây các bệnh dạ dày) đã cải thiện được các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn… sau 14 ngày bổ sung probiotics.
Bổ sung probiotics có thể giúp khắc phục tình trạng tiêu chảy
Khắc phục tình trạng táo bón
Một nghiên cứu kéo dài 4 tuần trên 70 người bị táo bón cho thấy, bổ sung thức uống giàu probiotics có thể giúp cải thiện tình trạng này bắt đầu từ tuần thứ hai. Tuy nhiên, với một nghiên cứu khác trên 47 người tham gia, các nhà khoa học nhận thấy các thức uống giàu probiotics phải mất tới 4 tuần mới bắt đầu có tác dụng.
Khắc phục tình trạng đầy bụng, đầy hơi
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bổ sung probiotics có thể giúp giảm bớt cảm giác đầy bụng, đầy hơi khó chịu. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy, những người tham gia nghiên cứu đã cải thiện đáng kể tình trạng đầy bụng chỉ sau 21 ngày bổ sung probiotics. Một nghiên cứu khác năm 2015 trên 60 người trưởng thành cho thấy, bổ sung probiotics có thể bắt đầu cải thiện tình trạng đầy bụng sau 4 tuần, cải thiện rõ rệt hơn nữa sau 8 tuần.
Nhiều chuyên gia cho rằng, bổ sung probiotics có thể bắt đầu mang tới hiệu quả giảm đầy bụng sau 4 tuần. Tuy nhiên, để kiểm soát triệt để tình trang này, bạn nên bổ sung liên tục trong vòng 6 tháng hoặc theo sự hướng dẫn của bác sỹ.
Để duy trì cân nặng ổn định
Nghiên cứu năm 2018 trên 90 người trưởng thành bị thừa cân, béo phì đã chỉ ra rằng, bổ sung probiotics trong vòng 12 tuần có thể giúp giảm lượng mỡ thừa quanh nội tạng. Đặc biệt, các nhà khoa học cho rằng, kết hợp bổ sung probiotics cùng chế độ ăn giảm calorie có thể mang lại lợi ích trong việc giảm cân, duy trì cân nặng ổn định.
Để cải thiện làn da
Nhiều nhà khoa học chỉ ra rằng, tác dụng của probiotics cho làn da phụ thuộc nhiều vào tình trạng của mỗi người. Nhiều trường hợp bổ sung probiotics có thể giúp cải thiện tình trạng viêm da, bệnh eczema trong vòng 4 tuần, tuy nhiên cũng có những trường hợp phải mất tới 3 tháng.
Nghiên cứu năm 2010 cho thấy, dùng các loại sữa giàu probiotics có thể giúp cải thiện tình trạng viêm da, mụn trứng cá sau 12 tuần.
Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả của việc bổ sung probiotics?
Từ những nghiên cứu trên, có thể nhận thấy bạn sẽ cần vài ngày tới vài tuần, thậm chí vài tháng để việc bổ sung probiotics bắt đầu phát huy tác dụng.
Bạn có thể theo dõi bảng tổng hợp dưới đây để xác định thời gian bổ sung probiotics phù hợp với bản thân:
Tình trạng |
Thời gian bổ sung để bắt đầu có hiệu quả |
Tiêu chảy |
2 - 14 ngày |
Táo bón (trừ trường hợp mạn tính) |
7 ngày - 4 tuần |
Đầy bụng |
3 - 4 tuần (nhưng nên duy trì bổ sung trong 6 tháng) |
Duy trì cân nặng ổn định |
8 - 12 tuần |
Các vấn đề da liễu |
4 tuần - 3 tháng |
Dù nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của việc bổ sung probiotics, thông thường, bạn có thể nhận thấy các thay đổi tích cực trong vòng 2 tuần, hiệu quả rõ rệt hơn trong 6 tuần tiếp theo.
Các yếu tố có thể khiến probiotics mất nhiều thời gian hơn trước khi mang lại hiệu quả có thể kể tới như:
- Thể trạng của từng người.
- Căng thẳng mạn tính.
- Chế độ ăn kém lành mạnh.
- Uống thuốc kháng sinh thường xuyên.
- Bổ sung chủng probiotics không phù hợp.
- Bổ sung liều lượng probiotics không phù hợp.
- Bảo quản không đúng cách.
- Sử dụng sản phẩm đã hết hạn.
Bình luận của bạn